XÉT NGHIỆM SINH HOÁ BỆNH NGHỀ NGHIỆP: VÌ SAO QUAN TRỌNG?

BỆNH NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ?

Các dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu được ILO/WHO qui định vào năm 1950, mặc dù bệnh nghề nghiệp hiện nay được coi là bệnh thuần túy.

Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động (môi trường làm việc với điều kiện vệ sinh kém, độ thông thoáng trong môi trường, ánh sáng, âm thanh, bụi bẩn, chất độc hại…) gây nên bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.

Việc xác định bệnh nghề nghiệp thúc đẩy vệ sinh lao động và nâng cao nhận thức của mọi người hơn về tác hại của công việc, bên cạnh đó xác định được các chi phí phát sinh và cho phép các cá nhân bị ảnh hưởng không chỉ tiếp cận với phương pháp điều trị thích hợp mà còn cả bồi thường. Khuyến nghị về Trợ cấp Thương tật trong Việc làm của ILO năm 1964 định nghĩa các bệnh nghề nghiệp theo các thuật ngữ sau: “Mỗi Thành viên, trong các điều kiện quy định, nên xem xét các bệnh phát sinh do tiếp xúc với các chất và tình trạng nguy hiểm trong quá trình, ngành, nghề như bệnh nghề nghiệp. ”

LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM BỆNH NGHỀ  NGHIỆP:

Người lao động làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại thì việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ là việc vô cùng cần thiết để sàng lọc, phát hiện các chất gây hại tiềm ẩn trong máu, nước tiểu… Nó không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe của người lao động mà còn tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.

> Đối với người lao động:

  • Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe
  • Chẩn đoán sớm các bệnh không biểu hiện triệu chứng
  • Việc chữa trị sẽ có kết quả cao hơn
  • Giảm chi phí khám chữa bệnh.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng năng suất lao động.

> Đối với người sử dụng lao động:

  • Phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh và hỗ trợ kịp thời cho người lao động giúp giảm chi phí y tế, bồi thường
  • Lực lưởng sản xuất không bị gián đoạn khi phát sinh bệnh
  • Tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động
  • Nâng cao năng suất lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào từng loại bệnh. Ví dụ: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp (12 tháng/lần) ; Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp (6 tháng/lần),…

KHI NÀO NÊN KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP?

Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, chưa thành niên hoặc người cao tuổi: 6 tháng/lần

– Người lao động khác: 1 năm/lần

– Số lần khám theo yêu cầu: Các công nhân bị nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc theo yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động,

Như vậy, người lao động sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần trong năm.

Trường hợp làm các công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc thuộc đối tượng người khuyết tật, chưa thành niên, người cao tuổi thì có thể được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lên đến 02 lần/năm.

Hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức xét nghiệp bệnh nghề nghiệp vì thế người lao động nên có trách nhiệm với sức khỏe hơn và chủ động trong việc xét nghiệm để tầm soát bệnh sớm.

Nguồn:

https://luatvietnam.vn/bao-hiem/kham-benh-nghe-nghiep-o-dau-563-90534-article.html

https://www.tyosuojelu.fi/web/en/occupational-health/diseases

https://www-britannica-com.translate.goog/science/occupational-disease/Aims-and-functions-of-occupational-health-services

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/—ed_protect/—protrav/—safework/documents/meetingdocument/wcms_116820.pdf