Vì sao vắc-xin Covid-19 được phát triển nhanh hơn bao giờ hết?

Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, người ta mất đến hơn một thập kỷ để tạo ra, phát triển và công bố một loại vắc-xin rộng rãi. Tuy nhiên, luôn tồn tại những ngoại lệ như: vắc-xin ngừa bại liệt mất 6 năm, vắc-xin ngừa virus Zika chỉ mất 6,5 tháng từ lúc phát triển đến khi thử nghiệm trên người, vắc-xin ngừa virus cúm H1N1 cũng chỉ mất 6 tháng từ lúc đại dịch cúm xảy ra năm 2009.

Vắc-xin COVID-19 cũng là một ngoại lệ đặc biệt khi mất chưa đến 1 năm cho ngày công bố đầu tiên dù hiện tại các bước thử nghiệm cuối cùng vẫn đang được tiến hành. Vắc-xin COVID-19 được phát triển nhanh như vậy nhờ vào sự hợp tác toàn cầu về mặt chính trị và quyết tâm phòng chống dịch bệnh.

Dưới đây là 9 yếu tố làm cho vắc-xin COVID-19 được phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của toàn thế giới.

  1. Nguồn quỹ phát triển vắc-xin
  • Nhận định COVID-19 là một đại dịch toàn cầu, rất nhiều dòng tiền công và tư được huy động để phát triển, sản xuất ra một loại vắc-xin hiệu quả và an toàn phục vụ cho mục đích tiêm chủng toàn thế giới.
  • Thông qua cơ chế COVAX, chương trình có sự tham gia hợp tác kinh tế của hơn 190 quốc gia đã giúp giảm thiểu rủi ro kinh tế trong việc sản xuất vắc-xin đại trà trước khi được cáp bằng sáng chế.
  • Nguồn quỹ huy động giúp các nhà khoa học tìm kiếm được nhiều nguồn tài nguyên và thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm nên vắc-xin liên tục được cải tiến ngày một tốt hơn.
  1. Thử nghiệm các phương pháp vắc-xin mới
  • Việc sử dụng các công nghệ nền tảng như mRNA, vắc-xin véc-tơ đã tạo điều kiện phát triển vắc-xin nhanh chóng. Các công nghệ này đã được phát triển từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên nó được áp dụng cho loại virus gây bệnh phức tạp này.
  • Khi vắc-xin được tiêm vào cơ thể, các bộ gen virus/virus giả định mang gen SARS-CoV-2 lập tức tạo hình thành các gai protein của virus, kích thích cơ thể tạo kháng nguyên và tạo phản ứng miễn dịch.
  • Về cơ chế vắc-xin mRNA và vắc-xin véc-tơ sử dụng virus giả định, tham khảo các bài viết sau:

https://ahi-medical.com/mrna-vaccine-khac-biet-nao-dan-den-muc-do-tin-dung-cao-hon/

https://ahi-medical.com/co-che-mien-dich-cua-vaccine-oxford-astrazeneca/

https://ahi-medical.com/nhung-thong-tin-can-biet-ve-vaccine-ngua-covid-19/

  1. Kiến thức được chia sẻ
  • Xác định một kháng nguyên thích hợp để kích hoạt phản ứng miễn dịch là một bước quan trọng trong quá trình phát triển này mà tất cả các bước tiếp theo đều phụ thuộc vào. Các kháng nguyên như vậy có thể bao gồm các thành phần được tìm thấy trên lớp vỏ bên ngoài của virus hoặc các protein virus khác cũng có thể được đóng gói theo cách khiến chúng có khả năng kích thích hệ miễn dịch cao hơn.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp của một số vắc-xin RNA mới, các kháng nguyên COVID-19 đầu tiên đã được phân tách trong vòng vài giờ sau khi bộ gen virus Corona được các nhà khoa học Trung Quốc công khai. Việc chia sẻ thông tin về các kháng nguyên từ các virus Corona liên quan gây ra SARS và MERS cũng đã giúp ích, và cùng nhau những hiểu biết này có thể đã tiết kiệm được nhiều năm.
  1. Các cuộc thử nghiệm song song
  • Như chúng ta đều biết, thử nghiệm trên người chinh là bước tiếp theo trong quy trình phát triển vắc-xin. Giai đoạn 1: chỉ thử nghiệm trên nhóm nhỏ, giai đoạn 2: thử nghiệm trên nhóm lớn hơn, giai đoạn 3 cũng là bước cuối cùng: thử nghiệm trên nhóm từ 1000 hay lên đến 10000 người.
  • Việc trải qua cả 3 giai đoạn có thể mất đến cả thập kỷ chỉ vì sự chậm trễ gây ra bởi việc viết đơn xin tài trợ, xin phê duyệt theo quy định cho các thử nghiệm, thương lượng với nhà sản xuất và tuyển dụng người tham gia thử nghiệm. Trong trường hợp COVID-19, các giai đoạn chồng lên nhau, sự quan tâm của truyền thông giúp rút ngắn quá trình thử nghiệm.
  • Việc thử nghiệm song song cho pháp các nhà nghiên cứu vừa thử vừa rút ra những kinh nghiệm xương máu để hoàn thành hồ sơ cho từng loại vắc-xin.
  1. Số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh
  • Các thử nghiệm lâm sàng cũng có thể mất nhiều thời gian nếu một bệnh hiếm gặp vì trong trường hợp đó, cần nhiều thời gian hơn để có thể xác định xem liệu những người nhận vắc xin có ít khả năng mắc bệnh hơn những người không được tiêm vắc-xin hay không. Điển hình như vắc-xin ngừa Ebola chỉ thực sự được đẩy mạnh nghiên cứu trong đợt bùng phát lớn ở Tây Phi vào khoảng 2014-2016.
  • Số lượng lớn các trường hợp nhiễm COVID-19, bao gồm cả ở các quốc gia có cơ sở hạ tầng rộng rãi để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đã là một thảm kịch cho nhân loại nhưng cũng đã đẩy nhanh quá trình thử nghiệm vắc-xin sẽ giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng này.
  1. Các quyết định phê duyệt được sắp xếp hợp lý
  • Quy trình phê duyệt theo quy định rất tốn kém, rủi ro và mất nhiều thời gian, các công ty thường phải đợi tất cả dữ liệu chi tiết và rộng rãi về vắc-xin được tích lũy trước khi nộp một lần cho các công ty quản lý phê duyệt.
  • Vì tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, nhiều cơ quan quản lý đã đưa ra quy trình ‘xem xét cuốn chiếu’ đối với vắc xin COVID-19, cho phép gửi dữ liệu và đánh giá khi có sẵn, thay vì chờ đợi. Ý tưởng là giúp đưa ra ý kiến sớm hơn về việc liệu một loại thuốc hoặc vắc xin có nên được cấp phép hay không.
  1. Vừa sản xuất vừa kiểm soát rủi ro
  • Một nhà máy sản xuất có thể tiêu tốn đến nửa tỉ đô khi vắc-xin chỉ vừa đạt tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chỉ có 1/5 khả năng thành công. Vì vậy, các nhà đầu tư và nhà sản xuất rất thận trọng cho việc đầu tư một khoản đáng kể để sản phẩm được duyệt và sản xuất đại trà.
  • Thông qua cơ chế COVAX, tổ chức Gavi, Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Phòng dịch (the Coalition for Epidemic Preparedness Innovations) và WHO cho phép các nhà sản xuất bắt đầu hoạt động, có nghĩa là mọi người ở tất cả các quốc gia sẽ được tiếp cận với vắc-xin cứu sinh sớm hơn.
  1. Sự ưu tiên
  • Một điều chưa từng xảy ra trong các công cuộc nghiên cứu trước đây, chính là toàn cầu đều tham gia vào việc phát triển, thử nghiệm và đánh giá vắc-xin COVID-19. Chính những hành động này khiến cho việc sản xuất vắc-xin trở thành công việc được ưu tiên hàng đầu.
  • Có thể nói, vắc-xin COVID-19 chính là ví dụ tiêu biểu cho những gì có thể đạt được khi có sự tham gia có mục tiêu chung và có sự ưu tiên hàng đầu của rất nhiều người.
  1. Mong đợi phát triển vắc-xin trong tương lai
  • Đại dịch COVID đã chứng minh rằng có thể phát triển, thử nghiệm và xem xét nhiều loại vắc-xin an toàn và hiệu quả chống lại một căn bệnh mới trong vòng chưa đầy một năm, đây là một kết quả đáng khích lệ.

Nguồn bài:

https://www.gavi.org/vaccineswork/how-did-scientists-manage-develop-safe-covid-19-vaccines-just-ten-months

 

 

Trả lời