Ung thư tiền liệt tuyến

  1. Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh chỉ gặp ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm dưới bọng đái, phía trước ruột già. Nó bao quanh niệu đạo, tức ống dẫn nước tiểu nằm bên trong dương vật qua đó nước tiểu và tinh dịch được thoát ra ngoài

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến là dạng ung thư khá nguy hiểm. Tuy là một bệnh có sự phát triển chậm, đa số người mắc ung thư tiền liệt tuyến ở mức nhẹ có thể sống nhiều năm nếu được phát hiện kịp thời. Xong nếu bệnh ở mức nặng sẽ lan ra rất nhanh chóng và có thể gây tử vong. Ung thư tiền liệt tuyến có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, gây đau đớn và đi tiểu gặp khó khăn, khiến nam giới gặp vấn đề trong quan hệ tình dục, rối loạn chức năng cương dương

  1. Dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến

Trong giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng.

Trong các giai đoan sau vài triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt có thể bao gồm:

  • Cảm thấy mắc tiểu thường xuyên hay bất thình lình
  • Thấy tiểu tiện khó khăn (thí dụ khó tiểu khi bắt đầu hay không tiểu được khi mắc tiểu hay nước tiểu chảy ra yếu)
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Thấy có máu trong nước tiểu hay tinh dịch
  • Đau ngang thắt lưng, bắp vế hay hai bên hông.
  1. Những yếu tố nguy cơ:

Những yếu tố có liên hệ chặt chẽ với gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến:

  • Tuổi tác: ung thư tuyến tiền liệt: là một bệnh tùy thuộc vào tuổi, nghĩa là khả năng mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt: ở tuổi 75 là 1 trong 7 người đàn ông. Đến tuổi 85 mức này tăng lên 1 trong 5 người.
  • Tiền sử gia đình: Nếu quý vị có thân nhân nam giới ruột thịt đời thứ nhất mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ quý vị mắc bệnh sẽ cao hơn những người đàn ông không có tiền sử như vậy. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nữa nếu có hơn một thân nhân nam mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ cũng cao hơn với đàn ông có nhiều thân nhân nam giới được chẩn đoán bệnh khi còn trẻ

Những yếu tố khác có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến:

  • Di truyền: Gen được tìm thấy trong mọi tế bào cơ thể. Chúng kiểm soát cách thức các tế bào cơ thể tăng trưởng và hoạt động. Mỗi người có một tập hợp gồm nhiều ngàn gen thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ. Những thay đổi về gen có thể gia tăng nguy cơ truyền bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ cha mẹ sang con cái. Mặc dầu bệnh ung thư tuyến tiền liệt không di truyền, một người đàn ông có thể thừa hưởng các gen có thể gây gia tăng nguy cơ.
  • Chế độ ăn uống: Có vài bằng chứng cho thấy ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến có nhiều chất béo có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Lối sống: Có bằng chứng cho thấy là môi trường và lối sống có thể tác động lên nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Thí dụ, Á Châu có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất, nhưng khi một người đàn ông từ một nước Á Châu di dân sang một nước Tây Phương thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt của người này gia tăng. Điều này cho thấy là những yếu tố bên ngoài như môi trường và lối sống có thể thay đổi mức nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt
  1. Chuẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến

Xét nghiệm (PSA): Kết quả cho thấy có sự gia tăng nào trong chất đạm đặc hiệu này hay không.Tùy vào kết quả quý vị có thể cần các xét nghiệm khác bởi một bác sĩ chuyên khoa. Một kết quả thử PSA cao không nhất thiết là bị ung thư. Các bệnh khác của tuyến tiền liệt ngoài ung thư cũng có thể gây ra mức PSA cao hơn bình thường.

Nếu các xét nghiệm cho thấy có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, giai đoạn kế tiếp là xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ chuyên khoa đường tiết niệu lấy những mẫu mô nhỏ ở tuyến tiền liệt bằng những mũi kim thật nhỏ và rỗng, theo sự hướng dẫn của siêu âm. Bác sĩ tiếp cận tuyến tiền liệt qua đường trực tràng (transrectal) hoặc đáy chậu (transperineal) tức là vùng nằm giữa hậu môn và bìu dái.

Xét nghiệm sinh thiết thường là thủ thuật ngoại trú và bác sĩ sẽ có thể khuyên uống trụ sinh sau đó để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mô được gửi cho bác sĩ chuyên khoa bẹnh học để tìm xem các tế bào là ác tính (ung thư) hay lành tính (không phải ung thư)

Trả lời