Ung thư phổi

  1. Ung thư phổi:

Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên ung thư phổi có thể tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá

Ung thư phổi được cho là bắt đầu tại các vị trí tiền ung thư trong phổi. Những thay đổi đầu tiên trong gene (DNA) của các tế bào phổi có thể làm các tế bào phát triển nhanh hơn. Tại thời điểm này các thay đổi không tạo thành khối u, không thể phát hiện được trên Xquang và không gây ra triệu chứng

Theo thời gian, các tế bào bất thường có thể có được những thay đổi gen tiếp tục để tiến đến ung thư thực sự. Các mạch máu xung quanh vị trí ung thư sinh sôi mạnh mẽ để nuôi dưỡng các tế bào ung thư, sau đó phát triển và hình thành một khối u đủ lớn có thể nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang

Tại một số điểm, các tế bào từ các ung thư có thể thoát khỏi khối u ban đầu và lan tràn, di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư phổi thường là một căn bệnh đe dọa tính mạng bởi vì nó có xu hướng di căn ngay cả trước khi nó có thể được phát hiện trên phim X-quang

Bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ

  1. Nguyên nhân gây ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm. Ở nước ta, hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi

Môi trường làm việc: là yếu tố cũng dễ tác động gây bệnh ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói, bụi cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than

Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon

  1. Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng ung thư phổi thường gặp gồm:

  • Bị ho kéo dài không khỏi
  • Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn  máu
  • Bị đau ngực
  • Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi
  1. Đối tượng nguy cơ bệnh ung thư phổi

Những người nằm trong nguy cơ cao bị ung thư phổi là những người hút thuốc, hút thuốc thụ động, những người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư… Đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng, tần suất bị ung thư càng lớn

  1. Phòng ngừa bệnh ung thư phổi

Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi như sau:

  • Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói vụi.
  • Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị

Trả lời