Nhiễm độc chì: Những biến chứng khó lường

Hiện tượng nhiễm độc chì xảy ra khi lượng chì tích tụ trong cơ thể tăng dần trong thời gian khá dài, thường kéo dài hằng tháng hoặc hằng năm. Chỉ cần một lượng chì nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nặng tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí là tử vong. Hiện tượng sức khỏe này đặc biệt nghiêm trọng với trẻ dưới 6 tuổi vì nó ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ.

I. Nguyên nhân nhiễm độc chì

Chì là một trong những nguyên tố được hình thành tự nhiên trong lớp vỏ trái đất. Vì vậy những hoạt động phục vụ sản xuất như khai thác mỏ, đốt nhiên liệu đã làm lượng chì tăng lên trong không khí. Ngoài ra, những ngành công nghiệp gây bệnh nghề nghiệp là ngộ độc chì được xếp vào danh mục như sau:

  1. Ngành sơn:

Các loại sơn chứa chì dùng trong nhà cửa, nội thất và đồ chơi trẻ em đã bị cấm tại Mĩ từ năm 1978. Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng khá đại trà hiện nay, chủ yếu cho công đoạn tạo màu và tăng độ bền màu cho sản phẩm.

  1. Đường ống nước và đồ hộp nhập khẩu:

Ống chì, đồ đạc bằng đồng thau và ống đồng được hàn bằng chì có thể giải phóng các hạt chì vào nước máy. Chất hàn chì trong đồ hộp thực phẩm tuy bị cấm ở Mĩ nhưng vẫn được sử dụng ở một số quốc gia khác.

  1. Một số ngành nghề khác

– Ngành khai thác dầu khí: lượng dầu và khí được khai thác sẽ mang theo các hạt chì tự nhiên trong lòng đất thải ra ngoài không khí và đi vào đường hô hấp của người công nhân.

– Ngành gốm sứ: các chất làm bóng men sứ có thể chứa chì và thâm nhập vào cơ thể người qua đường tiếp xúc hoặc đường thức ăn khi thức ăn được đựng hoặc trữ trong các đồ dùng gốm sứ.

– Ngành sản xuất/tái chế pin, đặc biệt là bình ắc-quy

– Các ngành nghề thuộc nhóm xây dựng như phá dỡ công trình, sửa chữa đường ống, khai thác mỏ và hàn kim loại cũng là mối nguy hại lớn đối với căn bệnh nghề nghiệp này.

II. Triệu chứng

Nhiễm độc chì ở những giai đoạn đầu tiên rất khó phát hiện, ngay cả ở một người bình thường khỏe mạnh cũng có nguy cơ nhiễm lượng chì cao trong máu. Lượng chì tích tụ trong cơ thể càng cao sẽ làm các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn.

– Ở trẻ sơ sinh: nếu trẻ có biểu hiện nhiễm độc chì, trẻ thường bị sinh non, nhẹ cân và chậm phát triển.

– Ở trẻ nhỏ, khi bị nhiễm độc chì có thể gây chậm phát triển, nhận thức kém, mệt mỏi, nôn mửa, sụt cân, mất thính giác, táo bón, co giật…

– Ở người trưởng thành, nhiễm độc chì gây huyết áp cao, đau cơ khớp, suy giảm tập trung và trí nhớ, rối loạn cảm xúc… Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm độc chì có thể bị sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.

III. Xác định nhiễm độc chì

– Như đã đề cập, giai đoạn đầu khi mới nhiễm độc chì thường rất khó phát hiện, nhưng đến khi có biểu hiện thì mức độ chì trong cơ thể đã vượt quá ngưỡng cho phép.

– Một trong những cách xét nghiệm nhiễm độc chì chính là đo nồng độ chì trong máu. Bảng dưới đây cho biết nồng độ chì cho phép trong không khí và trong máu người theo quy định của Cục Quản lý Sức khỏe và An toàn lao động (OSHA) như sau:

Nguồn Nồng độ Lưu ý
Không khí 50 μg/m3 Đây là Giới hạn hơi nhiễm cho phép: người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng không có nhân viên nào tiếp xúc với chì ở nồng độ > 50 μg/m3 không khí trung bình trong khoảng thời gian 8 giờ.
Không khí 30 μg/m3 Bắt đầu giám sát y tế đối với tất cả nhân viên tiếp xúc với mức trên 30 μg/m3 trong hơn 30 ngày mỗi năm (bất kể biện pháp bảo vệ đường hô hấp)
Máu 50 μg/dL Tiến hành theo dõi và loại bỏ lượng chì phơi nhiễm trong cơ thể

– Đối với người đã từng nhiễm độc chì khi làm việc, một khi phát hiện lượng chì trong cơ thể vượt quá 40 μg/dL thì không nên tiếp tục công việc đó nữa, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

IV. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động

  1. Người sử dụng lao động:

– Xây dựng môi trường lao động đủ điều kiện vệ sinh và cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động

– Phải cung cấp dược giấy tờ chứng nhận môi trường làm việc đủ điều kiện vệ sinh và công bố mức độ chì torng không khí.

– Xét nghiệm máu cho nhân viên khi cần thiết để phát hiện tình trạng nhiễm độc chì nhanh nhất và có kế hoạch luân chuyển công việc kịp thời.

  1. Người lao động:

– Tìm hiểu rõ ngành nghề mình đang làm để có sự trang bị chuyên môn tốt nhất.

– Trong ca làm chỉ được ăn uống torng khu vực cho phép. Sau khi làm việc phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ăn uống hay sinh hoạt.

– Sử dụng thiết bị chuyên dụng khi làm việc và không đem những dụng cụ đó về nhà. Trong trường hợp phải đem về, giặt và phơi khô cẩn thận.

– Khi ở nơi làm việc, hạn chế đứng gần nơi đối lưu nhiều không khí như máy hút, máy thổi. Nên sử dụng phương pháp quét ướt để vệ sinh.

Nguồn bài:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lead-poisoning/symptoms-causes/syc-20354717?fbclid=IwAR1MZjJujenpwqjqjfm_AB0f_akytjcGnO-WItb3Zuu0raOuAcAd8zCsA40
  2. https://www.aafp.org/afp/1998/0215/p719.html
  3. https://www.coshnetwork.org/node/359

Trả lời