Nhiễm độc Benzen và đồng đẳng

  1. Yếu tố gây bệnh

Benzen (C6H6) có mùi thơm, thường ở dạng không màu hoặc vàng nhạt ở nhiệt độ phòng. Benzen là chất ít tan trong nước, nhưng đặc biệt rất dễ hòa tan trong trong dầu khoáng cũng như trong dầu động vật, thực vật, dung môi hữu cơ và dễ bay hơi. Các đồng đẳng benzen gồm toluen (C7H8) và xylen (C8H10) có nhiệt độ sôi thấp hơn và khó bay hơi hơn benzen, tuy nhiên vẫn tương đối dễ dàng bay hơi khi để lâu trong không khí.

Hình 1 : Tổng quan tính chất về benzene và đồng đẳng

Có  ba đường chính benzene đi vào cơ thể : đường hô hấp, qua da và tiêu hóa.   Đào thải Benzen dưới dạng không đổi qua phổi chiếm 17% lượng hấp thu vào sau tiếu xúc 4h. Khoảng 33% benzen hấp thu được đào thải qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp phenol, axit muconic và S-Phenyl-N-Acetyl cystein trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2 : Tổng quan sự nhiễm độc benzen

  1. Dấu hiệu

Khi tiếp xúc nghề nghiệp với benzen và các đồng đẳng của benzen (toluen, xylen) có thể phân thành 2 loại : bệnh nhiễm độc cấp tínhmãn tính.

            Nhiễm độc cấp tính: thường có các biểu hiện lâm sàng như kích ứng da, mắt và đường hô hấp với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn và thậm chí tử vong. Diễn biến thay đổi theo nồng độ chất độctrong môi trường lao động và thời gian tiếp xúc. Ngoài ra, nhiễm độc còn có thể biểu hiện các triệu chứng :

– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lẫn lộn, mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ;

– Giảm sức nghe;

– Viêm phổi;

– Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù màu;

– Viêm gan nhiễm độc;

– Viêm cầu thận (do toluen);

– Tổn thương tim mạch: Gây loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, các loạn nhịp nhanh như nhanh trên thất, rung nhĩ, nhanh thất.

            Nhiễm độc mãn tính: Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng benzen (toluen, xylen) trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Bệnh vẫn có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc 1 tháng và có thể phát bệnh sau khi đã ngừng tiếp xúc sau 15 năm.  1 số triệu chứng có thể liệt kệ như :

+ Đối với Benzen :

– Rối loạn cơ quan tạo máu không ác tính: Tăng hoặc giảm sản tế bào máu và các triệu chứng lâm sàng kèm theo;

– Bệnh bạch cầu cấp;

– Bệnh u lympho không Hodgkin;

– Gây đột biến ở tế bào mầm (hệ sinh sản)

+ Đối với toluen, xylen:

– Bệnh lý não mãn tính : trầm cảm, dễ cáu giận, giảm sự tập trung chú ý, giảm trí nhớ, giảm tập trung, mất năng lực trí tuệ nghiêm trọng…

– Gan to;

– Tổn thương ống thận (do toluen);

– Tổn thương tim mạch.

  1. Khi nào cần làm xét nghiệm benzen và đồng đẳng?

Hiện nay, ở mặc dù benzen đã bị cấm trong công nghiệp, tuy nhiên biện pháp thay thế là toluen dù an toàn hơn nhưng rất khó để loại hoàn toàn benzene vì chứng luôn nằm một lượng nhất định trong toluene.

Những người tiếp xúc với benzen trong không khí với lượng lớn và người xung quanh, khi nhận thấy những dấu hiệu nhiễm độc qua những biểu hiện lâm sàng như : nôn, chóng mặt, choáng, đau bụng, tim đập mạnh, cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Những người bị ăn phải sức thức ăn có benzene cao khi ói ra, khí benzen vẫn có thể lan ra không khí và bị những người xung quanh hít vào

Toàn bộ công nhân tiếp xúc với các dung môi có benzen, các đồng đẳng như toluen, xylen, cumen hoặc cyclohexan chứa tới 3% benzen.phải được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng / lần .

  1. Có thể phát hiện tình trạng nhiễm độc benzen bằng những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm lâm sàng, cụ thể là xét nghiệm máu và nước tiểu được sử dụng để phát hiện  tình trạng nhiễm độc benzen trong cơ thể

Nhiễm độc Chất kiểm tra Giới hạn
Benzen Axit t,t-muconic niệu > 0,5 g/g creatinin
Axit S-phenylmercapturic niệu > 25 mcg/g creatinin
Toluen Toluene máu > 0,02 – 0,03 mg/L (tùy thời gian)
O-crezon niệu > 0,3 mg/g creatinin

 

Xylen

 

Axit metyl hyppuric niệu > 1,5 g/g creatinin

 

Ngoài ra, 1 số xét nghiệm sau có thể chẩn đoán thêm các tổn thương benzen gây hại cho cơ thể như :

  • Xét nghiệm giảm hồng cầu, bạch cầu
  • Xét nghiệm tủy, bạch cầu cấp, u lympho không Hodgkin
  • Xét nghiệm viêm gan, xơ gan, suy chức năng
  • Xét nghiệm bệnh thận mạn tính
  • Xét nghiệm rối loạn nhịp tim
  • Xét nghiệm tổn thương mắt, tai

Nguồn:

  1. https://www.facebook.com/quang.vo.9461/posts/2156983734354749
  2. https://www.facebook.com/quang.vo.9461/posts/2146973878689068 
  3. https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/y-hoc-lao-dong-va-benh-nghe-nghiep/hd-chan-doan-giam-dinh-suy-giam-knld-do-benh-nhiem-doc-nghe-nghiep-do-benzen-va-dong-dang
  4. https://emergency.cdc.gov/agent/benzene/basics/facts.asp
  5. https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60751 – Đánh giá thực trạng tiếp xúc với benzen, toluen ở người lao động trong một số cơ sở sản xuất sơn và giầy da
  6. https://medlatec.vn/tin-tuc/su-nguy-hiem-cua-nhiem-doc-benzen-va-cac-xet-nghiem-chan-doan-s159-n18757
  7. https://www.researchgate.net/figure/Toxicity-Effect-From-Benzene-Derivative-Exposure-9-10-12-14-Toxicity-Effecr-From_fig1_357449425