BỆNH XÃ HỘI ( BỆNH TÌNH DỤC)

BỆNH XÃ HỘI LÀ GÌ?

Bệnh xã hội, nhằm chỉ những chứng bệnh có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội do khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm trong cộng đồng dân cư. Bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục là nguyên nhân chủ yếu, đây là một nhóm bệnh rất khó chữa, nhưng khả năng tái phát lại rất cao và ảnh hưởng cực kỳ xấu đến đời sống và sức khỏe cả nam giới và nữ giới.

Các bệnh xã hội thường gặp: giang mai, lậu, viêm gan B, C, HIV, herpes, chlamydia.

NHỮNG AI CÓ THỂ MẮC PHẢI BỆNH XÃ HỘI

Bất kì ai đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh xã hội. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc phải bệnh xã hội là:

  • Những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không lành mạnh
  • Những người quan hệ tình dục với người đã có nhiều đối tác tình dục
  • Dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm, chích ma túy
  • Những người mua bán tình dục, hành nghề mại dâm hoặc mua dâm

Vì các bệnh xã hội thường không có triệu chứng rõ ràng, khó nhận biết để phòng tránh nên tình trạng lây nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn giấu bệnh của mình do mặc cảm, tự ti, không đến bệnh viện khám và điều trị khiến tình trạng bệnh nặng hơn, lây lan cho nhiều người.

Trẻ em vị thành niên và những người trẻ tuổi cũng có ít kiến thức về sức khỏe giới tính, đồng thời tần suất quan hệ tình dục nhiều nên cũng có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao hơn những nhóm tuổi trưởng thành khác.

YẾU TỐ GÂY BỆNH XÃ HỘI

– Lây nhiễm trực tiếp:

  • Các hình thức quan hệ tình dục không an toàn
  • Mẹ truyền sang con, mẹ nhiễm bệnh trong quá trình mang thai có thể truyền sang thai nhi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, dị tật thai bẩm sinh.
  • Lây qua đường truyền máu, nhận máu từ người bệnh hoặc máu không rõ nguồn gốc.

– Lây nhiễm gián tiếp:

  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân từ người bệnh có thể xâm nhập thông qua quần áo, khăn tắm, bàn chải, kim tiêm,…

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI?

  • Quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng, đường hậu môn và đường âm đạo
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng kín bao gồm: tiểu rắt, tiểu buốt, hình thành các vết loét, mọc mụn bất thường
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, ăn uống không ngon miệng, sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Ở nữ giới: chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng vùng dưới, đau rát khi quan hệ, mọc mụn ở vùng kín, ra nhiều khí hư có mùi hôi, khí hư có màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục.
  • Ở nam giới: Chảy mủ ở đầu dương vật vào mỗi sáng.