Bệnh Nhiễm độc Thuỷ ngân và Các Xét nghiệm Chẩn đoán

 

  1. Yếu tố gây bệnh

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý xảy ra do tác động, ảnh hưởng của hơi thủy ngân hoặc các hợp chất thủy ngân vô cơ lên cơ thể người tiếp xúc trong quá trình lao động, gây nên các rối loạn bệnh lý đặc trưng.

Những người làm công việc dưới đây có nguy cơ cao bị nhiễm độc thủy ngân như:

Phần lớn các công nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sản xuất vàng có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao hơn nhiều so với các ngành nghề thủ công khác. Mặc dù chưa có ước tính tỉ lệ mắc bệnh cụ thể, nhưng mỗi năm có tới hơn 20.000-50.000 người lao động bị nhiễm thuỷ ngân trong quá trình thác vàng ở Indonesia.

  • Nhân viên y tế làm việc tại các phòng thí nghiệm, đặc biệt là các phòng khám nha khoa (do vật liệu trám răng có chứa khoảng 50% thuỷ ngân)
  • Các ngành công nghiệp dệt, thuộc da, sản xuất xút -clo
  • Các công nhân làm trong ngành chế tạo bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế, pin và ắc quy
  • Ngành sản xuất các hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật.
  • Một số ngành nghề, công việc khác có tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân.

  1. Dấu hiệu

Trong bệnh nhiễm độc thuỷ ngân nghề nghiệp, các triệu chứng nổi bật thuộc về tiêu hóa và thần kinh như:

  • Chứng mất ngủ kéo dài, mệt mỏi và đau đầu, sụt cân, cảm xúc dễ thay đổi, dễ cáu giận, lo âu và suy sụp tinh thần.
  • Ngoải ra, các triệu chứng điển hình khi bạn bị ngộ độc thủy ngân như: nước tiểu màu hồng nhạt; buồn nôn, ói mửa; tay chân bị mất cảm giác; suy giảm thị giác, thính giác; nổi ban, viêm da,..
  • Các triệu chứng thần kinh biểu hiện rõ hơn, điển hình như:

+ Run cố ý: từ mép môi, lan dần đến tay chân, đặc biệt là khi xúc động

+ Bệnh Parkinson: biểu hiện run khi nghỉ và và giảm chức năng vận động.

  • Gây viêm lợi, bệnh nhân bị chảy nước miếng thường xuyên, chân răng xuất hiện các vệch đen
  • Các rối loạn khác: thậm chí gây sảy thai ở phụ nữ, trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển về trí tuệ và vận động, cơ thể suy nhược, thiếu máu.
  1. Khi nào cần làm xét nghiệm thuỷ ngân ?

Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu nhiễm độc, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nếu phát hiện có các biểu hiện viêm loét miệng, run… phải xét nghiệm Hg niệu, nếu có biểu hiện nhiễm độc phải ngừng tiếp xúc, tổ chức điều trị và chuyển công việc.

Người lao động làm việc trong môi trường có tiếp xúc với thủy ngân, phải được khám sức khoẻ định kì 6 tháng/lần để đảm bảo phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

  1. Có thể phát hiện tình trạng nhiễm độc thuỷ ngân bằng những xét nghiệm nào?

Một số xét nghiệm được sử dụng để phát hiện tình trạng nhiễm độc thuỷ ngân trong cơ thể, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: nhằm xác định lượng thủy ngân có trong cơ thể.

+ Nồng độ thủy ngân trong máu từ 0-9 ng/mL là bình thường.

+ Từ 10-15 ng/mL: bệnh nhân bị phơi nhiễm thủy ngân mức độ nhẹ.

+ Nếu nồng độ thủy ngân trong máu của bạn trên 50 ng/mL: bệnh nhân đã tiếp xúc nhiều với thủy ngân hữu cơ

  • Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu có thể được thu thập trong khoảng thời gian 24 giờ

+ Nhiễm độc cấp tính: Thủy ngân niệu >500 µg/g creatinin

+ Nhiễm độc mạn tính:Thủy ngân niệu > 50 µg/g creatinin

  • Xét nghiệm tóc: xét nghiệm tóc có thể cho thấy dấu hiệu tiếp xúc với thủy ngân trong dài hạn.

Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết về thời gian tiếp xúc với các nguồn thủy ngân cũng như các triệu chứng bất thường của cơ thể mà mình gặp phải. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp xác định độ nặng, các tổn thương cơ quan do thủy ngân.

Dựa trên thời gian tiếp xúc cũng như các triệu chứng, bác sĩ sẽ xác định xem bạn nên thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu hay tóc sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Nguồn:

  1. https://www.emedicinehealth.com/mercury_poisoning/article_em.htm
  2. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/mercury-exposure-and-poisoning
  3. https://www.health.ny.gov/environmental/chemicals/mercury/docs/exposure_levels.htm