Vắc-xin ngừa Covid-19: Mũi chích thứ 2 khác với mũi 1 liệu có thực sự an toàn?

Để hướng đến mục tiêu chung là ngăn chặn và phòng ngừa sự lây lan cùa COVID-19 trên toàn cầu, vắc-xin là phương thức hữu hiệu nhất nhưng đồng thời nguồn cung vắc-xin đôi lúc cũng không đáp ứng đủ cho tất cả mọi người. Các quốc gia đã nghĩ tới phương án chích liều vắc-xin thứ 2 khác với mũi ban đầu để giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung và giảm bớt áp lực cho các công ty sản xuất vắc-xin.

I. Tiền lệ từ bệnh HIV và dịch Ebola

  • Phối trộn vắc-xin là một thuật ngữ không mới trong ngành miễn dịch học. Điển hình với bệnh HIV, một căn bệnh khiến cho nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian khá dài để nghiên cứu vắc-xin. Hiện nay vắc-xin ngừa HIV chưa chính thức được công bố, nhưng một phương thức khá hiệu quả chính là kết hợp nhiều vắc-xin khác nhau.
  • Vắc-xin Ebola được phát triển bởi hảng Johnson&Johnson cũng là một ví dụ cho việc sử dụng phối trộn vắc-xin trong các liều chích để tăng hệ miễn dịch. Liều đầu tiên sử dụng vaccine công nghệ virus vector (giống như AstraZeneca), trong khi liều thứ 2 sử dụng vắc-xin virus hiệu chỉnh Ankara (Modified vaccinia virus Ankara).

II. Vắc-xin 2 liều khác nhau có thể gia tăng hệ miễn dịch

  1. Đối với vắc-xin sử dụng vec-tơ virus
  • Sputnik V và AstraZeneca là loại vắc-xin sử dụng công nghệ virus giả định để mang đoạn gen của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể và kích thích hệ miễn dịch. Vì thế, nhà sản xuất của AstraZeneca đang hướng tới sử dụng mũi thứ 2 là Sputnik V.
  • Điều đáng quan ngại ở đây là: hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể xây dựng khả năng miễn dịch không chỉ với COVID-19, mà còn phản ứng với adenovirus đang mang mã gen của virus corona. Điều này có nghĩa là sau liều thứ hai của cùng một loại vắc-xin, cơ thể chúng ta có thể có kháng thể chống lại thành phần adenovirus có thể vô hiệu hóa vắc-xin, làm cho mũi thứ hai kém hiệu quả hơn.
  1. Trường hợp khi sử dụng 2 loại vắc-xin khác biệt nhau hoàn toàn
  • Trường hợp này được đặt ra để trả lời cho câu hỏi: liệu có thể sử dụng mRNA vắc-xin(như Pfizer hoặc Moderna) để thay thế cho AstraZeneca ở mũi chích thứ 2 hay không?
  • Vào tháng 4 năm 2021, các nghiên cứu của CombivacS đã chỉ ra rằng, những người tiêm mũi 1 của AstraZeneca và mũi thứ 2 của Pfizer có phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với những người được tiêm hoàn toàn 2 mũi AstraZeneca.
  • Việc tiêm 2 lần vắc-xin khác loại có thể giúp ngăn chặn vắc-xin kém hiệu quả hơn khi đối mặt với các biến chủng của virus SARS-CoV-2. Các vắc-xin khác nhau sẽ tác động lên các phần khác nhau của virus, đồng nghĩa với việc sẽ tăng sức phòng thủ cho hệ miễn dịch.

III. Các tác dụng phụ khi tiêm 2 liều vắc-xin khác nhau

  • Mặc dù đã có tiền lệ trong việc sử dụng các liều vắc-xin khác nhau để điều trị bệnh, nhưng đây là lần đầu tiên công nghệ mRNA được ứng dụng trong vắc-xin ngừa COVID-19. Điều này có nghĩa là chưa có nghiên cứu về các tác dụng phụ của vắc-xin mRNA khi sử dụng kết hợp với vaccine chứa virus giả định, nên các yêu cầu về việc giám sát chặt chẽ các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Đầu tháng 5/2021, một cuộc thử nghiệm Com-Cov của Oxford Vaccine Group trên các tổ hợp vắc-xin khác nhau để đưa ra kết luận. Họ nhận thấy những người tiêm mũi 1 của AstraZeneca và mũi thứ 2 của Pfizer hoặc ngược lại có những phản ứng mạnh mẽ hơn như sốt, ớn lạnh, đau đầu, mỏi cơ…hơn khi tiêm 2 liều cùng loại.
  • Vì các triệu chứng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên không có bệnh nhân phải nhập viện. Thử nghiệm trên được thực hiện ở nhóm người trên 50 tuổi, vì vậy các phản ứng sau tiêm cũng có thể sẽ mạnh hơn ở nhóm người trẻ tuổi.

Nguồn:

https://www.gavi.org/vaccineswork/it-safe-mix-and-match-covid-19-vaccines

Trả lời