Những thông tin cần biết về vaccine ngừa Covid-19

Với tình hình dịch COVID-19 đang căng thẳng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng như hiện nay, một trong những chiến lược lâu dài để ngăn ngừa dịch bệnh chính là mỗi người dân cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh để tạo nên miễn dịch cộng đồng. Vậy nên, vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu để giúp chúng ta làm được việc này.

  1. Vaccine COVID-19 có những loại nào?

Hiện nay, trên thế giới vaccine COVID-19 đã và đang được vào chương trình tiêm chủng cho người dân tại một vài quốc gia phát triển. Chương trình tiêm chủng đại trà được phát động lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2020. Tính tới hiện tại, toàn thế giới đã có ít nhất 13 loại vaccine khác nhau, như một vài ví dụ dưới đây:

– Pfizer/BioNtech Comirnaty vaccine: sử dụng vào ngày 31/12/2020

– SII/Covishield and AstraZeneca/AZD1222 vaccine (phát triển bởi AstraZeneca/Oxford, sản xuất bởi Viện Quốc gia Ấn Độ và Viện SK Bio): sử dụng vào ngày 16/2/2021

– Janssen/Ad26.COV 2.S, phát triển bởi Johnson & Johnson, sử dụng vào ngày 12/3/2021

– Moderna COVID-19 vaccine (mRNA 1273) sử dụng vào ngày 30/4/2021

– Sinopharm vaccine, sản xuất bởi Viện Sinh học Bắc Kinh, trực thuộc Công ty TNHH Sản phẩm Sinh học tại Trung Quốc, sử dụng vào ngày 7/5/2021

Theo số liệu ngày 7/6/20201, có 2 092 863 229 liều vaccine đã được tiêm ngừa trên khắp các vùng quốc gia và lãnh thổ toàn thế giới.

  1. Cơ chế hoạt động của vaccine COVID-19

Nguyên lý hoạt động chung: vaccine sẽ “dạy” hệ thống miễn dịch trong cơ thể người cách nhận biết và vô hiệu hóa virus gây COVID-19 một cách an toàn nhất.

Phân loại cơ chế:

– Vaccine có khả năng bất hoạt hoặc làm yếu chủng virus (Inactivated or weakened virus vaccines): bằng cách sử dụng một 1 loại virus đã bị bất hoạt hoặc suy yếu để không gây bệnh nhưng vẫn tạo ra miễn dịch cho cơ thể.

– Vaccine gốc protein (Protein-based vaccines): sử dụng các mảnh/bao ngoài của phân tử protein để mô phỏng virus COVID-19 để tạo ra phản ứng miễn dịch.

– Ngoài ra còn có vaccine siêu vi khuẩn (viral vector vaccine), RNA và DNA vaccine, có chung nguyên lí là tạo nền protein để thúc đẩy phản ứng miễn dịch an toàn cho cơ thể người.

  1. Đối tượng nào nên tiêm vaccine COVID-19 càng sớm càng tốt?

Đa số vaccine COVID-19 sẽ tương thích cho người từ 18 tuổi trở lên. Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra, các vaccine COVID-19 được đưa ra thị trường cũng phù hợp với người có nhiều bệnh lý nền như: chứng rối loạn tự miễn dịch, tăng huyết áp, tiểu đường, asthma, các bệnh lý liên quan tới phổi, gan và thận; chứng nhiễm trùng mãn tính ổn định… Hiện tại vaccine vẫn chưa được thử nghiệm trên cơ thể trẻ nhỏ và người lớn tuổi vì những khác biệt về thể chất cũng như khả năng tương thích vaccine.

Tuy nhiên, do số lượng liều vaccine được sản xuất quá ít so với dân số toàn thế giới (chỉ 1/3 dân số được tiêm mũi đầu tiên), nên vaccine chủ yếu được ưu tiên cho những đối tượng sau đây:

– Các bác sĩ tuyến đầu phòng dịch và các chiến sĩ biên phòng (hiện trạng ở Việt Nam để nâng cao khả năng đề kháng cũng như tăng cường đội ngũ y tế toàn dân).

– Người có hệ miễn dịch dễ tổn thương, thai phụ hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ; người bị suy nhược nghiêm trọng.

– Người có tiền sử dị ứng với vaccine hoặc bất kì thành phần nào có trong vaccine. Tuy nhiên đối tượng này cần được xét nghiệm kĩ về mức độ rủi ro khi tiêm phòng vì dị ứng vaccine có thể gây ra sốc phản vệ gây tử vong.

Vaccine ngừa COVID-19 cũng nên được tiêm cho những cá nhân đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cần có sự theo dõi chặt chẽ ở những đối tượng này vì mức độ miễn dịch do vaccine tạo ra sẽ khác nhau ở mỗi cá thể và chưa có nghiên cứu nào cho thấy thời hạn miễn dịch tự nhiên sẽ kéo dài trong vòng bao lâu.

  1. Thời gian đạt hiệu quả của vaccine

Khi vaccine đi vào trong cơ thể, nó sẽ tạo màng protein và bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập, từ đó giúp cơ thể đề kháng và không tử vong vì COVID-19. Trong 14 ngày đầu tiên, sẽ không có dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tăng sinh miễn dịch, tuy nhiên sau đó mức độ này sẽ tăng lên từ từ.

Đối với vaccine 1 liều, cần 2 tuần để hệ miễn dịch. Đối với vaccine 2 liều, phải tiêm đủ 2 liều để đạt được hiệu quả miễn dịch cao nhất.

  1. Kết luận

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến nguy hiểm và căng thẳng từng ngày, nhưng sự ra đời của vaccine chi sau 1 năm phát dịch đã góp phần bảo vệ sức khỏe và gia tăng miễn dịch tự nhiên của người dân trên thế giới.

Tuy nhiên, do liều lượng của vaccine còn ít nên, chưa kể vẫn còn khá ít nghiên cứu khoa học chỉ ra được rằng hiệu quả của vaccine sẽ kéo dài trong vòng bao lâu nên về lâu dài, phương thức phòng tránh COVID-19 hữu hiệu nhất vẫn là nâng cao ý thức của người dân để bảo vệ chính mình và cộng đồng. Đứng cách xa ít nhất 1-2m, che khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, thường xuyên sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và hạn chế di chuyển đến nơi đông người… là những việc đơn giản ta có thể làm để đẩy lùi COVID-19.

 

Nguồn: https://www.who.int/news-room/q-a-detail/coronavirus-disease-(covid-19)-vaccines

Trả lời