Những đối tượng nào nên cân nhắc khi tiêm phòng vắc-xin chống Covid-19?

Vắc-xin là một trong những biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất. Những loại vắc-xin COVID-19 đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp trên toàn thế giới đều không chứa bất kỳ loại virus sống, vì vậy những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể nhận được chúng là an toàn, không giống như một số loại khác, bao gồm cả sốt vàng da và sởi-quai bị vắc-xin -rubella (MMR). Điều này có nghĩa là nhiều dân số trên thế giới có thể được bảo vệ chống lại vi rút SARS-CoV-2 gây ra COVID-19. Tuy nhiên, giống như bất kì loại thuốc nào, vắc-xin cũng chống chỉ định trên một số nhóm đối tượng cụ thể.

I. Nhóm người có tiền sử dị ứng nhất định

  • Vắc-xin Pfizer được ghi nhận gây ra những triệu chứng sốc phản vệ ở những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng khi 2 nhân viên y tế Anh cũng trải qua những triệu chứng tương tự.
  • CDC Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, những người đã trải qua phản ứng dị ứng với liều vắc-xin mRNA COVID-19 trước đó hoặc với một trong các thành phần của nó – bao gồm polyethylene glycol (PEG) và polysorbate thì không nên tiêm chủng
  • Hiện tại không có loại vắc-xin COVID-19 đã được phê duyệt có chứa protein từ trứng hoặc latex, vì vậy những người dị ứng với 2 chất này có thể được tiêm phòng vắc-xin COVID-19.

II. Nhóm trẻ em dưới 16 tuổi

Các quốc gia khác nhau đưa ra các khuyến cáo khác nhau đối với việc têm vắc-xin cho trẻ dưới 16 tuổi, một vài ví dụ như sau:

  • CDC Hoa Kì đề xuất nhóm trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên được chích bằng vắc-xin Pfizer dành riêng cho nhóm tuổi này.
  • Pfizer cũng được Hội đồng châu Âu phê duyệt để tiêm chủng cho nhóm trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, nhóm trẻ em mắc COVID-19 chỉ chiếm dưới 3%, ít mắc các bệnh nghiêm trọng và tiên lượng cũng tốt hơn so với người lớn nên hiện nay WHO khuyến cáo chưa tiêm vắc-xin cho nhóm tuổi này.

III. Nhóm đối tượng có điều kiện sức khỏe trước hạn

  • Giai đoạn thử nghiệm thứ 3 của hầu hết các vaccine đã được phê duyệt hiện nay đều được thử nghiệm trên một số nhóm đối tượng với các bệnh lí nền như cao huyết áp, tiểu đường hay hen suyễn để đảm bảo rằng vắc-xin an toàn với mọi đối tượng trong nhóm tuổi được phép tiêm phòng.
  • Đối với những người mắc bệnh HIV hay người mắc các sbệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, họ sẽ dễ mắc COVID-19 và các triệu chứng bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Kết quả tạm thời từ thử nghiệm giai đoạn 2 của Novavax dường như chứng minh điều này; vắc-xin được phát hiện có 60% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật ở những người không có HIV, nhưng chỉ 49,4% khi những người dương tính với HIV được đưa vào thử nghiệm.
  • Khi tiêm vắc-xin cho nhóm đối tượng này, khả năng cao sức bảo vệ của vaccine sẽ không cao so với những người có hệ miễn dịch bình thường. Tuy nhiên, WHO và CDC đều đề nghị những người trong các nhóm này thảo luận về quyết định tiêm chủng với bác sĩ của họ.

IV. Nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Về cơ bản, các cuộc thử nghiệm lâm sàng thường không dành cho nhóm phụ nữ mang thai nên cơ sở dữ liệu hiện tại không đủ để kết luận vắc-xin có an toàn hay không.
  • Tuy nhiên, sau khi xem xét tất cả các bằng chứng hiện có về vắc-xin Pfizer và Moderna, tổ chức WHO khuyến cáo rằng nên tiêm vắc-xin cho những đối tượng mang thai có nguy cơ phơi nhiễm cao vì một số lý do cụ thể. Vắc-xin có thể được tiêm đối với phụ nữ đang cho con bú và vẫn có thể tiếp tục cho con bú sau khi tiêm.
  • Ủy ban hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch tại Anh (Joint Committee on Vaccination and Immunisation-JCVI) sau khi thực hiện nghiên cứu về AstraZeneca cũng đưa ra kết luận tương tự và chỉ rõ không có rủi ro nào liên quan đến việc tiêm vắc-xin cho đối tượng đang cho con bú.

Nguồn:

https://www.gavi.org/vaccineswork/who-cant-have-covid-19-vaccine

Trả lời