Nhiễm trùng máu: Căn bệnh nguy hiểm và khó lường

Nhiễm trùng máu (bloodstream infection) là một biến chứng phức tạp hơn tình trạng nhiễm khuẩn ở cả người lớn và trẻ em. Đây là hậu quả của việc cơ thể phản ứng với sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hoặc thành phần của chúng

I. Nhiễm trùng máu là gì?

– Chứng bệnh này ngoài tên gọi nhiễm trùng huyết còn được gọi là ngộ độc máu.

– Bất kì vi khuẩn nào khi đi qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, nếu không bị hệ miễn dịch cản trở thì rất dễ dàng gây hại cho cơ thể. Nhiễm trùng máu càng nguy hiểm hơn vì vi khuẩn theo đường máu đi khắp toàn bộ cơ thể người nhiễm.

– Nếu không chữa trị kịp thời, nhiễm trùng máu dễ biến chứng thành dạng sepsis, gây viêm nhiễm, tụ máu và tụt nồng độ oxy trong máu. Ngoài ra, nó có thể dẫn đến hạ huyết áp, sốc nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới tính mạng.

II. Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguồn nhiễm khuẩn gây ra nhiễm trùng máu được liệt kê như sau:

– nhiễm trùng đường tiết niệu

– viêm phổi

– nhiễm trùng thận

– nhiễm trùng vùng khoang bụng

Một đường lây nhiễm cao hơn chính là khi sinh hoạt trong bệnh viện. Trong trường hợp này, nếu trên người đang có vết thương hở/vết bỏng, người già/trẻ nhỏ…cần cẩn trọng trong đi lại và tiếp xúc.

Ở trẻ em, nhiễm trùng máu là căn bệnh cực kì nguy hiểm, nhất là đối với trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ, trẻ suy dinh dưỡng, thể trạng yếu… Về mặt ngoài da, ổ trùng được tạo ra qua viêm màng não mủ (nguy hiểm nhất), viêm da, mụn nhọt, viêm nha, các ổ áp-xe…

Các loại khuẩn gây bệnh bao gồm: Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae (khuẩn Hib), E.coli (khuẩn gây tiêu chảy), Klebsiella (viêm phổi), Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh)

III. Triệu chứng

– Các triệu chứng của nhiễm trùng máu thường bộc phát khá nhanh. Những biểu hiện đầu tiên thường là người mệt mỏi, sốt, thở gấp và tim đập nhanh. Trong trường hợp diễn biến nặng có thể gây giảm nhận thức, buồn nôn, ói mửa, xuất huyết trên da, máu chảy chậm và sốc phản vệ.

– Với trẻ em khi bị nhiễm trùng máu, trẻ bị rối loạn thân nhiệt (sốt trên 38oC hoặc lạnh người dưới 36oC), da xanh tái, nhịp tim nhanh, ăn và bú kém…

IV. Chẩn đoán nhiễm trùng máu

– Đây được coi là một trong những căn bệnh khó chẩn đoán nhất vì các triệu chứng ban đầu khá phổ biến và khó biết được nguồn cơn của bệnh. Khi tiến hành xét nghiệm bệnh cần trải qua nhiều bước phức tạp khác nhau.

– Bác sĩ cần biết tiền sử bệnh án cụ thể của mỗi bệnh nhân. Các xét nghiệm có thể phải làm để xác định bệnh gồm:

+ kiểm tra bước đầu: đo thân nhiệt, huyết áp, xét các triệu chứng đi kèm (viêm phổi, viêm màng não, áp-xe)

+ xét nghiệm có thể phân tích mẫu máu, nước tiểu, mô da, dịch hô hấp

+ đo nồng độ oxy hoặc máu tụ…

+ nếu các dấu hiệu trên không rõ ràng, có thể chụp X quang, MRI, chụp CT, siêu âm…

V. Chữa trị và ngăn ngừa

  1. Chữa trị

– Người bị nhiễm trùng máu cần phải nhập viện ngay lập tức. Sẽ rất mất thời gian để tìm ra người bệnh bị nhiễm loại khuẩn nào, vậy nên họ được cho uống kháng sinh có khả năng chống lại rất nhiều vi khuẩn cùng lúc. Tất nhiên khi đã xác định được loại khuẩn gây bệnh, người bệnh sẽ được chữa trị bằng loại kháng sinh chuyên biệt hơn.

– Tiêm thuốc tĩnh mạch là cách để duy trì huyết áp và ngăn chặn tụ máu. Trường hợp bị tụt oxy thì mặt nạ khí và máy thở được cung cấp để duy trì nồng độ oxy thích hợp.

  1. Ngăn ngừa

– Xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn đố với cơ thể bằng cách:

+ tránh hút thuốc cũng như sử dụng chất kích thích

+ thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức đề kháng và tăng tuần hoàn máu

+ rửa tay thường xuyên. Hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng…

+ bảo vệ, che chắn kĩ các vết thương hở để không bị nhiễm trùng

+ giữ khoảng cách với người đang mắc bệnh

 

Nguồn:

  1. https://www.healthline.com/health/septicemia
  2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nhiem-trung-huyet-o-tre-dau-la-nguyen-nhan/

Trả lời