Phần 2: PHÂN LOẠI VÀ CÁC TÁC NHÂN NGHIÊM TRỌNG HÓA BỆNH G6PD
- Phân loại cấp độ thiếu men G6PD
Cấp độ | Chủng loại | Mức độ thiếu hụt men | Độ hoạt hóa men | Di chứng | Mức độ phổ biến |
I | Nghiêm trọng | <10% | Thiếu máu tán huyết phi cầu mãn tính nếu chức năng hồng cầu bình thường | Không phổ biến, xảy ra chung trên cá thể | |
II | Chủng Địa Trung Hải (Mediterranean type) | Nghiêm trọng | <10% | Tan máu gián đoạn | Đa dạng, xuất hiện nhiều ở người châu Á và người Địa Trung Hải |
III | A- | Vừa phải | 10%-60% | Tan máu khi xuất hiện tác nhân gây căng thẳng | Nam giới châu Mĩ (10%) |
IV | A+/B | Nhẹ đến không có biểu hiện | 60%-150% | Không có di chứng lâm sàng | Hiếm |
V | A+/B | Không có biểu hiện | >150% | Không có di chứng lâm sàng | Hiếm |
- Yếu tố nghiêm trọng hóa bệnh lí
– Khi bị nhiễm trùng: yếu tố này khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân mắc các bệnh lí nền như thiếu hụt cytomegalovirus, viên gan A và B, viêm phổi hoặc sốt lạnh. Ngoài ra, người thiếu hụt men G6PD cũng trở nên nhạy cảm với các loại viêm (viêm do vi khuẩn, virus hoặc nấm…). Vì vậy nếu có biểu hiện nhiễm trùng nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
– Dùng thuốc bừa bãi hoặc dùng không đúng liều lượng: có thẻ kể đến việc cung cấp các vitamin cho cơ thể, ví dụ như vitamin C hoặc K. Cần sử dụng với liều lượng hoặc cẩn trọng khi dùng kết hợp với các loại thuốc khác.
– Người thiếu men G6PD cần kiêng ăn 1 số loại thực phẩm như các loại đậu (đặc biệt là đậu fava (đậu ngựa), nước soda, bạc hà vì nó tạo ra phản ứng oxi hóa khử trong cơ thể, sau đó hòa vào máu, tiếp tục sản sinh ra các gốc tự do và chất oxi hóa tấn công các tế bào khỏe mạnh khác gây triệu chứng đau bụng.
- Kết luận
Người bị thiếu men G6PD cần tránh các tác nhân gây nghiêm trọng hóa bệnh kể trên để có thể sinh hoạt bình thường và tránh các di chứng của bệnh sau này
Nguồn: https://journals.lww.com/jaapa/fulltext/2019/11000/g6pd_deficiency__an_update.4.aspx