CÓ NÊN TẦM SOÁT UNG THƯ BẰNG XÉT NGHIỆM MÁU KHÔNG?

Thực hiện xét nghiệm máu trong việc kiểm tra sức khoẻ định kì hằng năm là một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện để phát hiện sớm các bất thường sức khoẻ của mình. Sử dụng kết quả của xét nghiệm máu định kỳ, bác sĩ sẽ có cơ sở cho sức khỏe tổng thể của bạn bằng cách so sánh kết quả của các xét nghiệm máu tiếp theo với kết quả ban đầu, bác sĩ để có thể xác định những thay đổi có thể cần tiến hành xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Xét nghiệm máu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn đoán một số loại ung thư bao gồm:

  • Công thức máu hoàn chỉnh (CBC) đo lượng từng loại tế bào máu trong mẫu máu, có thể phát hiện ung thư máu qua xét nghiệm này
  • Xét nghiệm điện di máu xem xét các protein khác nhau trong máu để tìm ra những protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng của cơ thể bạn, rất hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh đa u tủy.
  • Xét nghiệm đánh dấu khối u sử dụng một mẫu máu để tìm hoa chất do tế bào ung thư tạo ra

Những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng giúp chẩn đoán ung thư vì nhiều tế bào khỏe mạnh cũng tạo ra những hóa chất này.  Và một số tình trạng không phải ung thư có thể gây ra lượng dấu hiệu khối u cao.  Thay vào đó, các xét nghiệm chỉ điểm khối u chủ yếu được sử dụng sau khi bạn chẩn đoán ung thư để xem liệu việc điều trị có hiệu quả hay không. Một ví dụ phổ biến là xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), đo mức PSA trong máu.  Mức độ tăng cao của PSA, một loại protein được sản xuất bởi tuyến tiền liệt có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm máu có thể cung cấp manh mối để đưa ra chẩn đoán và kết hợp với các xét nghiệm khác để chuẩn đoán chính xác bệnh ung thư, chẳng hạn như :

  • Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp CT, MRI, siêu âm, quét xương và chụp PET
  • Phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (ung thư cổ tử cung)
  • Chụp quang tuyến vú (đối với ung thư vú)
  • Thủ tục nội soi, chẳng hạn như nội soi phế quản (đối với ung thư phổi) hoặc nội soi đại tràng (đối với ung thư đại trực tràng)
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao (đối với ung thư đại trực tràng)
  • Chụp tủy đồ (đối với khối u tủy sống)
  • Sinh thiết, chẳng hạn như sinh thiết kim, da hoặc phẫu thuật

Đối với hầu hết các loại ung thư, thường cần phải thực hiện sinh thiết để xét nghiệm để đảm bảo chắc chắn.

Nguồn:

https://moffitt.org/taking-care-of-your-health/taking-care-of-your-health-story-archive/can-blood-work-detect-cancer/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cancer/in-depth/cancer-diagnosis/art-20046459

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cancer-in-general/tests/blood-tests