Cũng như việc thăm khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh để chẩn đoán các bệnh tiềm ẩn, việc thăm khám và tư vấn sức khỏe cho phụ nữ tiền thai sản cũng rất quan trọng để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé trong lúc mang thai, khi vừa sinh bé và thời kì hậu thai sản.
- Chăm sóc tiền thai sản là gì?
Để sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh thì trước hết, sức khỏe của người phụ nữ được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, phụ nữ cần liên hệ các bệnh viện uy tín và tìm hiểu về các chương trình thăm khám tiền thai sản được khuyến khích để đảm bảo những tiêu chí sức khỏe như sau:
– Xây dựng kế hoạch sức khỏe (ăn uống, tập luyện…) trong suốt quá trình mang thai. Đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh và cần được kiểm tra thường xuyên
– Nắm rõ tình trạng sức khỏe của gia đình mình, bạn đời và gia đình của họ
– Thai phụ cần tăng lượng acid folic nạp vào, khoảng 400 μm mỗi ngày
– Chú ý tình hình sức khỏe, nhất là bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác dù là nhỏ nhất. Luôn giữ mức cân nặng ở mức ổn định để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sản phụ
– Giữ tinh thần vui vẻ cả về thể chất lẫn tâm trạng. Hạn chế căng thẳng, hút thuốc, rượu bia và chất kích thích
- Chăm sóc tiền sinh sản là gì?
Chăm sóc tiền sinh sản là quá trình thăm khám và tiên lượng sức khỏe người mẹ trong suốt quá trình mang thai. Theo số liệu từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, phụ nữ nếu không kiểm tra sức khỏe lúc mang thai thường xuyên thì khả năng sinh trẻ thiếu cân cao gấp 3 lần thai phụ chú ý tới điều này. Rủi ro hơn, việc này có thể gây tử vong trẻ sơ sinh.
Từng giai đoạn mang thai sẽ có những biểu hiện cũng như phương pháp điều trị khác nhau. Trong suốt thời gian này, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi do các thay đổi nội tiết tố. Để không bị ảnh hưởng sức khỏe quá nhiều, thai phụ nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện nhẹ nhàng và không được hút thuốc
III. Những điều người mẹ nên làm khi mang thai
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
– Thai phụ cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để đủ lượng cho cả mẹ và bé, nhất là acid folic để ngăn ngừa chứng khuyết tật ống thần kinh (neural tube defects).
– Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ nướng, đồ ngọt nhân tạo và chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh và chất xơ.
– Thông thường, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều hơn lượng bình thường khoảng 300 kcal/ngày. Tùy vào thể trạng mà từng mẹ sẽ tăng 1 số cân nhất định, thường dao động từ 10-15kg ( http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq001.pdf?dmc=1&ts=20120801T1712437992).
- Tập luyện trong thời gian mang thai
Nhiều người nghĩ rằng, phụ nữ mang thai không nên vận động mạnh đồng nghĩa với việc không được tập thể dục. Tuy nhiên ngày nay, phụ nữ mang thai được đề nghị nên dành từ khoảng 30 phút để tập luyện mỗi ngày. Việc này giúp thai phụ tránh các triệu chứng đầy hơi, phù nề, đau lưng và tăng khả năng chịu đựng các cơn đau khi sinh.
Tránh tập luyện quá sức, mang vác vật nặng hoặc làm việc liên tục. Điều này ảnh hưởng xấu tới cột sống lưng và xương chậu của thai phụ.
Nguồn: https://www.nichd.nih.gov/health/topics/infantcare/conditioninfo/before-birth