Khảo sát tỷ lệ ung thư năm 2020, theo bảng xếp hạng hai năm một lần của Hiệp hội đăng kí ung thư Quốc tế (IACR), Việt Nam xếp thứ 92 trong số 185 quốc gia được khảo sát. Theo đó, tỷ lệ ung thư ở Việt Nam là 159.7/100.000 người, trong đó phổ biến nhất là ung thư gan (14,5%), tiếp theo là ung thư phổi (14,4%), ung thư vú ở phụ nữ (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%). Cả nước ghi nhận 122.690 ca tử vong, trong đó ung thư gan chiếm 20,6% ca.
Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) đã đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia có tỷ lệ ung thư và tử vong cao nhất trên thế giới. Hơn 1/3 ca tử vong có thể phòng ngừa bằng cách: ăn nhiều trái cây và rau quả, hoạt động thể chất, không hút thuốc, không uống rượu bia.
Nguyên nhân bệnh ung thư ở Việt Nam không ngừng tăng cao:
- Tuổi thọ của người Việt Nam đang tăng lên, tuổi càng cao tỷ lệ mắc ung thư càng lớn. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng khoảng 2/3 mức tăng là do thực tế là chúng ta đang sống lâu hơn.
- Người dân đã có nhận thức tốt hơn về việc khám bệnh định kỳ, do đó nhiều bệnh được phát hiện hơn
- Tiến bộ y học và máy móc hiệu quả cao giúp chuẩn đoán bệnh tốt hơn
- 10% là do rối loạn nội tiết hoặc di truyền, 80% là do những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, chế độ ăn uống không hợp lí,…
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao, 30% bệnh nhân mắc ung thư (ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung ) nguyên nhân chính do hút thuốc lá.
Bên cạnh virus viêm gan B, tình trạng virus u nhú ở người (HPV), sử dụng thuốc lá, lười vận động và chế độ ăn uống không hợp lý vẫn chưa được kiểm soát ở Việt Nam. Hiện nay,nhu cầu của dân số Việt Nam đang gia tăng ngày càng nhanh chóng nên năng lực của các dịch vụ chăm sóc bệnh ung thư không thể theo kịp, còn thiếu các chương trình để tầm soát ung thư quốc gia. Nhìn chung, các chương trình kiểm soát ung thư đã được ban hành tại Việt Nam nhưng các mô hình quản lý và tài chính phù hợp vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn, vắc xin HPV (phòng ngừa ung thư cổ tử cung) chưa được đưa vào tiêm chủng quốc gia tại Việt Nam nên mỗi cá nhâphải tự bỏ tiền để có thể mua loại vắc xin này. Hệ thống tiếp cận toàn diện và dựa trên bằng chứng nhằm phòng ngừa và điều trị ung thư sẽ là hướng đi trong tương lai cho Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nói rằng Việt Nam nên coi ung thư là quốc nạn vì đây không chỉ là vấn đề của ngành y tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
Nhiệm vụ chính trong công tác kiểm soát ung thư của WHO là thúc đẩy các chính sách, kế hoạch và chương trình kiểm soát ung thư quốc gia được hài hòa với các chiến lược về các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.
Nguồn:
https://m.hanoitimes.vn/why-the-number-of-cancer-patients-in-vietnam-increases-rapidly-46261.html
https://m.hanoitimes.vn/vietnams-cancer-rate-worsen-in-2020-315929.html
https://www.who.int/vietnam/health-topics/cancer