Các bệnh phổi liên quan đến công việc là các vấn đề về phổi do môi trường làm việc gây ra (các vật liệu hít vào phổi) từ nhà máy, khói, khí thải, hỏa hoạn, khai thác mỏ, xây dựng và nông nghiệp. Nó có thể ảnh hưởng lâu dài, ngay cả sau khi hết phơi nhiễm.
Ước tính từ cuộc điều tra lao động việc làm cho thấy tỷ lệ chung của những người sống và làm việc với ‘vấn đề về hô hấp hoặc phổi’ tự báo cáo, được gọi là tỷ lệ phổ biến, vẫn không thay đổi kể từ năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ các ca mắc mới mỗi năm, được gọi là tỷ lệ mắc bệnh, đã tăng nhẹ giữa năm 2015 và 2018.
Các bệnh phổi nghề nghiệp bao gồm:
- Bệnh bụi phổi amiăng: bệnh phổ biến nhất, gây ra khi một người hít phải các sợi amiăng nhỏ. Theo thời gian, điều này dẫn đến sẹo phổi và xơ cứng phổi.
- Bệnh bụi phổi (bệnh phổi đen) của công nhân than: do hít thở bụi than, gây viêm phổi và để lại sẹo.
- Bệnh bụi phổi silic: do hít thở silica tinh thể trong không khí. Nó được tìm thấy trong không khí của các hầm mỏ, xưởng đúc, cơ sở sản xuất đá, đất sét và thủy tinh. Bệnh gây ra sẹo phổi và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi khác.
- Byssinosis (bệnh phổi nâu): do hít phải bụi từ cây gai dầu, lanh và bông. Bệnh ảnh hưởng đến công nhân dệt, đặc biệt là những người làm việc với bông chưa qua xử.
- Viêm phổi quá mẫn: là một bệnh phổi dị ứng, xảy ra khi hít phải nhiều chất khác nhau như bào tử nấm, vi khuẩn, protein động vật hoặc thực vật hoặc một số hóa chất nhất định hoặc cỏ khô mốc, phân chim và các loại bụi hữu cơ khác. Bệnh khiến các túi khí trong phổi bị viêm, dẫn đến mô sẹo xơ trong phổi và khó thở. Những công việc có thể gây bệnh như thợ nút chai, nông dân, người làm nấm. Tùy vào công việc mà có những dạng bệnh khác nhau.
- Hen suyễn: do hít phải bụi, khí, khói. Bệnh gây ra các triệu chứng ho mãn tính và thở khò khè. Công việc có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn bao gồm các hoạt động sản xuất và chế biến, trồng trọt, chăm sóc động vật, chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp dệt và bông, và các hoạt động lọc dầu.
Hầu hết mắc bệnh phổi nghề nghiệp do tiếp xúc nhiều lần, lâu dài hoặc một lần tiếp xúc nghiêm trọng với tác nhân không an toàn cũng có thể gây tổn thương phổi
Hút thuốc lá có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn
Các triệu chứng của bệnh phổi nghề nghiệp:
- Ho khan
- Khó thở, thường trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động
- Tức ngực
- Thở khò khè
- Ngứa, khô hoặc đau họng
Các triệu chứng của các bệnh phổi nghề nghiệp có thể giống như các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác, hãy khám sức khỏe định kỳ để có những chuẩn đoán về bệnh tốt nhất.
Các phòng tránh bệnh là hạn chế tiếp xúc với các vật liệu nguy hiểm gây bệnh phổi, điều quan trọng nhất là sử dụng các thiệt bị bảo hộ khi làm việc bao gồm đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc. Ngoài ra, hãy luôn tuân thủ các bước an toàn tại nơi làm việc. KHÔNG hút thuốc và làm theo lời khuyên để kiểm tra phổi (chẳng hạn như đo phế dung) để đo chức năng phổi của bạn.
Nguồn