- Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này
- Nguyên nhân gây ung thư vú
- Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú
- Do gen di truyền: nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi kiểm tra, bởi bệnh này có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình
- Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh
- Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,…
- Sống trong môi trường độc hai, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sin hung thư vú
- Bèo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu cũng có nguy cơ bị ung thư vú
- Những dấu hiệu nhận biết ung thư vú
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Tức ngực: Cụ thể là cảm giác đau nhói từ ngực trái đến phải, do hiện tượng sưng khiến mô vú bị đẩy và khiến bạn cảm giác đau nhói. Theo dõi thời điểm và vị trí cơn đau để bác sĩ tư vấn chính xác
- Ngứa ở ngực: Khi các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu và gây kích thích da khiến cho da nổi mẩn đỏ và sần sùi, gây đau ngứa
- Đau lưng, vai, gáy: Nhiều người dễ nhầm lẫn triệu chứng này với những bệnh lý khác. Tuy nhiên, chuyên gia giải thích, khối u phát triển về xương sườn và xương sống nên gây đau lưng
- Hình dạng và kích thước vú thay đổi: Phụ nữ nên tự thăm khám vú. Ngực to, chảy và có hình dạng khác thường là “lời cảnh báo” ung thư vú đặc biệt đối với những phụ nữ có mô vú dày
- Ngực sưng hoặc có khối u: Nếu thấy vùng cánh tay có hạch hoặc khối u không rõ nguyên nhân và ngực bị đỏ sưng, bạn nên đi thăm khám sớm
- Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
- Người trên 50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các nhóm đối tượng nhỏ tuổi hơn
- Người có kinh sớm, mãn kinh muộn, sinh con muộn, không cho con bú hoặc cho trẻ bú dưới 6 tháng, lạm dụng thuốc tránh thaicũng nằm trong nhóm đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh
- Người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, tia bức xạ
- Người hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, người béo phì…
- Cách phòng ngừa ung thư vú
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
- Tránh uống rượu và hút thuốc
- Ăn càng nhiều trái cây và rau quả càng tốt
- Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát chất béo trong cơ thể
- Kiểm soát lượng đường huyết
- Phòng ngừa bệnh ung thư vú: phụ nữ trên 40 tuổi nhất thiết phải khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư vú 6 tháng một lần
- Phát hiện ung thư vú bằng cách nào?
- Siêu âm vú là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Giúp phát hiện những trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm
- Chụp MRI: phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú
- Xét nghiệm máu (CA 15-3): xét nghiệm máu nhằm xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định
- Sinh thiết: Nếu phát hiện khối u ở vú, có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm. Có nhiều phương pháp sinh thiết khác nhau, tùy vào từng người bệnh sẽ đưa ra chỉ định sinh thiết phù hợp.