- COVID-19 là gì?
– COVID-19 là viết tắt của cụm từ Corona Virus Disease, là dịch bệnh gây ra bởi virus SARS-CoV-2 và lần đầu tiên được biết tới tại Trung Quốc vào năm 2019. Tính tới thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới có tổng cộng 174 382 022 ca nhiễm, với 3 752 212 ca tử vong và 157 648 574 ca phục hồi [[i]], như vậy tỉ lệ tử vong của thế giới đang ở mức 2,15%.
– Tùy theo từng thời điểm, mỗi quốc gia đều đã và đang trải qua từng thời kì bị ảnh hưởng bởi dịch nặng nhất, điển hình như Mỹ và Anh hay các nước châu Âu nói chung đều ghi nhận hàng ngàn ca bệnh tăng lên mỗi ngày.
– Một trong những biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 chính là hạn chế hoặc ngăn cấm đi lại của người dân trong vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng, nghiêm cấm tụ tập đông người và yêu cầu đeo khẩu trang tại các nơi công cộng. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Về lâu dài, vaccine phòng bệnh cần được triển khai đại trà cho toàn bộ dân số thế giới để tạo thành hệ miễn dịch toàn cầu và đẩy lùi dịch bệnh.
- COVID-19 đã xâm nhập vào Việt Nam bằng cách nào?
– 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam xảy ra tại TP.HCM vào ngày 22/1/2020 ở bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 22/3/2020 là ngày đánh dấu Việt Nam cấm nhập cảnh đối với người có quốc tịch nước ngoài để đảm bảo sức khỏe toàn dân. Tuy trong năm 2020 có xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ 2 vào khoảng tháng 7, tháng 8 và có ca tử vong, nhưng nhìn chung tình hình dịch bệnh khả quan và vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thiết lập chương trình chống dịch hiệu quả bên cạnh Đài Loan và Hàn Quốc.
– Thế nhưng, tính tới ngày 8/6/2020 thì Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng dịch và đợt thứ 4 được đánh giá là ảnh hưởng nặng nhất. Lần đầu tiên nước ta ghi nhận số ca bệnh tính bằng hàng trăm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bắc Giang và Bắc Ninh là 2 tỉnh được ghi nhận là bị ảnh hưởng nặng nề, tiếp theo sau đó là Tp.HCM và các tỉnh thành rải rác trên khắp cả nước.
Hình: cập nhật dữ liệu về số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 7/6/2021
Nguồn ảnh: Wikipedia. Nguồn tư liệu: Bộ Y tế Việt Nam
– Ngay khi nhận được nguồn tin có ca nghi nghiễm hoặc nhiễm bệnh, chính quyền địa phường ngay lập tức phong tỏa khu vực để điều tra dịch tễ và tổ chức cách li kịp thời để hạn chế các hoạt động có tiếp xúc gần với người dân trong khu vực đó, tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
- Những biện pháp phòng chống COVID-19
Biện pháp ngắn hạn:
– Hạn chế đi lại của người dân kể cả trong và ngoài thành phố để tránh tiếp xúc trên diện rộng. Nếu thực sự cấp bách phải di chuyển ra thành phố khác, yêu cầu cách li người đến từ vùng dịch ít nhất 21 ngày để theo dõi chặt chẽ nhất.
– Thực hiện chỉ thị 5K, trung thực khai báo để cơ quan nắm rõ lịch trình điều tra dịch tễ. Thường xuyên sát khuẩn, làm thoáng không khí và xung quanh khu vực sinh sống.
Biện pháp dài hạn:
– Ngày 1/2/2021, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt vaccine AstraZeneca để tiến hành những mũi tiêm đầu tiên. Đối tượng được ưu tiên là các bác sĩ tuyến đầu, các chiến sĩ biên phòng để họ tiếp tục công tác phòng chống và chữa trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 [2].
– Chung tay đẩy lùi làn sóng dịch thứ 4; duy trì, thúc đẩy sản xuất và khôi phục kinh tế. Mỗi người dân tự nâng cao ý thức giữa gìn vệ sinh, khoảng cách. Luôn trong tư thế sẵn sàng cho mọi tình huống xấu khi tình hình dịch đang diễn biến khá nhanh và nguy hiểm như hiện nay.
– Chung tay đóng góp cho Quỹ vaccine Quốc gia để nhanh chóng nghiên cứu và chế tạo vaccine thành công, nhằm mục đích toàn bộ người dân Việt Nam được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine vào cuối năm 2021. Quỹ đã nhận được hơn 40 triệu đô, tương đương với 928 tỉ VNĐ từ 950 tổ chức và hơn 124600 cá nhân (theo số liệu của Bộ Tài chính [3]). Điều này cho thấy tấm lòng của toàn bộ người dân Việt Nam và tinh thần phòng chống dịch manh mẽ nhằm nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường.
Nguồn:
[1] https://www.worldometers.info/coronavirus/?utm_campaign=homeAdvegas1?
[2] https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-1032 [3] https://tuoitrenews.vn/news/society/20210606/vietnams-coronavirus-vaccine-fund-receives-over-40- million/61342.html